Thàng Tín điểm đến ko phải dân phượt nào cũng biết

(MTH.Blog) - C ứ tháng 9, 10, khách du lịch khắp nơi rầm rập lên Hà Giang xem lúa chín vàng ruộng bậc thang, ngắm hoa tam giác mạch ngập ...

(MTH.Blog) - Cứ tháng 9, 10, khách du lịch khắp nơi rầm rập lên Hà Giang xem lúa chín vàng ruộng bậc thang, ngắm hoa tam giác mạch ngập tràn các lưng núi. Sau Tết âm lịch, lại ào ào du khách tìm đến, ngơ ngẩn với hoa đào phớt hồng, vỡ òa thích chí cùng hoa cải vàng rực bản làng...

Mình lên xã Thàng Tín (huyện Hoàng Su Phì), trước khi đi, đại tá Hoàng Đình Xuất, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang, lắc đầu: “Để gọi điện lên đồn, xem tình hình đường xá thế nào hẵng!”, và dặn: “Nhớ mang đủ mì tôm, lương khô, nước uống phòng khi sạt lở đường”. Leu trai, tui ngu

Cứ nghĩ sự chu đáo của người lính già từng kinh qua mọi nhiệm vụ ở cả 12 đồn thuộc lực lượng BĐBP tỉnh Hà Giang, từ những ngày đầu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tháng 2.1979, cho đến dằng dặc 10 năm giằng co giữ đất và quyết liệt - khôn khéo trong công tác phân định biên giới, là quá lo xa, nhưng quả thực, con đường từ TP.Hà Giang lên địa đầu Lũng Cú chả là gì so với đường lên Thàng Tín.

Quãng đường 140 km từ TP.Hà Giang, gian nan bắt đầu từ thị tứ Tân Quang (huyện Bắc Quang). Đang lò dò chui trong mây, cậu lái xe bỗng khuỳnh tay vần vô lăng sang phải đánh “huỵch”, khiến thùng sau xe Uoat bạt của Biên phòng tỉnh va “uỳnh” vào bờ đá, đứng khựng và tiếng nói, giờ mới cất lên sau gần 2 tiếng đồng hồ im lặng, miệng mắt dán chặt vào mặt đường: “May mà nó còn bật đèn chiếu xa!”.

Ngay sau vách đá trước mặt, lừ lừ hiện ra 1 chiếc xe IFA chất bao ngô lên tận nóc, xả khói đen mù mịt, máy rú lên như cháy nhà, ậm ạch bò ra giữa đường. “Có muốn đi đúng luật cũng chẳng được, vì mặt đường bé tí, lại trơn nhẫy sương mù thế kia!” - Tuấn, cán bộ biên phòng tỉnh thở dài và lắc đầu: “Đặc sản của Hoàng Su Phì là cua, nhưng loại cua này đã không ăn được, lại còn lao xuống vực, chết như chơi!”.

Cũng lạ cho cái đất Hà Giang, đã khó khăn thì chớ, lại còn gian nan đến cùng cực, ngay cả đường đi lối về.
Ở cánh phía tây, 2 huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì cũng bao năm canh giữ biên giới giáp với Trung Quốc, nhưng ngược lại, hiếm khi có khách du lịch tìm đến, chẳng phải do không có cột cờ, hoa đào, hoa cải, tam giác mạch mà cũng một phần là do đường cụt đi lại xa xôi, sạt lở - tắc đường như cơm bữa.

Ngày nắng, đường từ thị tứ Tân Quang lên chỉ 80 km, nhưng đi từ sáng đến chiều như đánh vật. Ngày mưa, đường  sá biến thành khối nhão nhoét và bất cứ vách taluy nào cũng có thể sạt lở. Cứ mỗi năm vào mùa mưa, báo tỉnh liên tục đăng tin bài về sạt lở đường, nhà cửa bị vùi lấp, người chết không thể bới cả quả núi tìm thi thể...

Đến nhà vệ sinh cũng không có, cô trò toàn phải... đi liều xuống lưng nhà dân phía trước, xong lại xách xô xuống nhà dân xin nước dội hoặc lấy xẻng xúc đất đổ lên, cho đỡ nặng mùi và đỡ bị dân trách móc!

Muốn học, cũng không được

Đồn Biên phòng 211 - Thàng Tín nằm lưng chừng vách núi cao, quản lý 3 xã Thàng Tín, Pố Lồ, Thèn Chu Phìn của huyện Hoàng Su Phì, với gần 21 km đường biên và 9 cột mốc biên giới.

Trung tá Định, Đồn trưởng Thàng Tín nguyên là Đồn phó quân sự Lũng Cú, khẳng định: “Thàng Tín là đồn khó khăn nhất trong toàn bộ 12 đồn biên phòng của Hà Giang. Bộ đội thì quen gian khổ rồi, chỉ thương giáo viên - học sinh”, rồi rủ: “Lên bản làm vận động cùng anh em đi?”.

Từ đồn lên đến điểm Trường mầm non bản Ngài Thầu, phải vượt qua dốc, men theo sườn núi và xuyên nhờ qua ngõ - sân của cả chục nhà dân trong bản, mới tới nơi.

Đầu giờ chiều tới lớp học duy nhất của bản, thấy ngôi nhà trình tường đất cũ kỹ, nứt nẻ và tối om om với chỉ có 1 cửa ra vào, 1 cửa sổ, vắng hơn cả chùa Bà Đanh. Đứng đến 20 phút, mới thấy một cô gái trẻ lật đật tay bế, lưng cõng, tay dắt mấy đứa lít nhít sấp ngửa chạy lên.

Em tên Huyền, giáo viên mầm non trông coi, dạy dỗ gần 30 trẻ trong bản. Mình ngạc nhiên: "Học sinh đâu hết rồi?", cô giáo lí nhí: "Về hết từ trưa ạ!". Mình khó hiểu: "Chương trình làm gì có chuyện cho học sinh học nửa ngày?".

Ngân ngấn nước mắt kể, nghe em nói xong mới thấy mình trách nhầm: Bản Ngài Thầu toàn đồng bào Mông, cách trung tâm xã 4 km. Không trường không lớp nên bọn trẻ, có may mắn theo hết bậc học... mầm non, cũng phải cuốc bộ ra xã học tiểu học.

Lớp học là ngôi nhà dân cho mượn, được xây dựng từ lâu, cũ kỹ theo tập quán người Mông, chút ánh sáng duy nhất nhìn rõ mặt người là 2 khuôn cửa chính - cửa sổ và chỉ hơi lờ mờ, lúc... gần trưa, dịp mùa hè khi nắng chang chang khắp nơi, làm chỗ học cho 15 đứa lít nhít, ghép từ độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi.
Điện thắp sáng ư, cho dù là điện nước vàng ệch? Giấc mơ quá xa vời từ bao năm nay, bởi đến cả bản cũng chả có, nữa là lớp học.

Đèn - nến ư? Tiền đâu mà mua và mua đâu, khi thủ phủ Hà Giang cách nửa ngày đường đi xe máy và thị trấn huyện, tuy nhìn thấy ngay dưới chân núi, nhưng lên xuống cũng mất gần nửa ngày.

Cô giáo Huyền nghẹn ngào nói: “Em cũng muốn học sinh ăn học đàng hoàng, để đỡ bị khiển trách lắm chứ? Nhưng anh nhìn xem, duy nhất mỗi cái nhà làm phòng học. Học sinh sáng đến lớp, trưa về ăn cơm và ngủ luôn tại nhà. Muốn ăn tại lớp, cũng đâu có bếp. Muốn ngủ tại lớp, mỗi nền đất, không có nổi cái bàn, manh chiếu, tấm chăn như những điểm khác?”.

Rồi Huyền tức tưởi: “Đến nhà vệ sinh cũng không có, cô trò toàn phải... đi liều xuống lưng nhà dân phía trước, xong lại xách xô xuống nhà dân xin nước dội hoặc lấy xẻng xúc đất đổ lên, cho đỡ nặng mùi và đỡ bị dân trách móc!”...

Ước mơ... nhà vệ sinh

Cô Âu Thị Vị, Hiệu trưởng Trường mầm non Thàng Tín, cho biết: Năm học 2013 - 2014, có 172 học sinh học tại 11 nhóm lớp, ở trường chính và 5 điểm trường với 99% người  Mông, Tày, Nùng, Hán, La Chí.
Mình lè lưỡi: Lớp học chừng chục đứa, nhưng 3 - 4 dân tộc khác nhau, đồng nghĩa với việc cô phải biết 3 - 4 thứ tiếng của chúng, tuy rằng bập bõm, để hướng chúng vào thứ tiếng thứ 5: tiếng phổ thông.

Lên bản Ngài Trồ, thăm lớp học của 51 học sinh ghép nhà trẻ - mẫu giáo, bi bô 4 thứ tiếng (Tày, Nùng, La Chí, Hán).

Khoảng cách từ xã đến điểm trường 5 km, đường có nhiều khe - dốc, mùa mưa sạt lở học sinh lẫm chẫm dắt nhau đi học, đến lớp có khi lấm lem như ma bùn. Cứ cuối tuần, các cô giáo lại đi bộ ra điểm chính mua thực phẩm ăn cả tuần, dịp mưa lũ tắc đường, chuyện phải ở lại ăn cơm với muối trắng là rất bình thường.

Ngồi nói chuyện về giáo dục vùng cao, Phó chủ tịch UBND xã Thàng Tín, Bùi Tuyên Hùng nhẩn nha: “Trên này khổ quen rồi nên chẳng dám đề xuất gì, chỉ dám xin mấy cái nhà vệ sinh!” và lý giải: “Hà Nội xây mỗi cái nhà vệ sinh mà chi những 1 tỉ đồng, số tiền ấy chúng tôi làm được cả nghìn cái!”.

Chợt nhớ câu chuyện của trung tá Định, Đồn trưởng, kể: “May nhờ mấy nhóm chuyên đi du lịch và báo chí, nên 2 năm nay, người ta cũng biết đến xã Thàng Tín rất nhiều ruộng bậc thang và đẹp vào mùa lúa chín tháng 9-10, nên thi thoảng cũng có người dưới xuôi lên thăm xã!” và thở dài: Mỗi năm, cả vùng Thàng Tín mới làm được 1 vụ lúa vào dịp tháng 9-10, cũng bởi vì thời tiết quá khắc nghiệt. Cái đẹp của vụ mùa duy nhất, không chỉ kết tinh từ những tảo tần - nhẫn nhịn - chấp nhận của những người dân nơi địa đầu Tổ quốc, mà còn chắt lại, mặn đắng trong những cảnh người đói khổ, thiếu thốn đến nao lòng...

Bao năm nay, ở Thàng Tín, không chỉ có lúa vàng...

Theo Maithanhhaiddk.blogspot, Hùng Color Martiz

Một nơi mà bạn có thể đến được đấy! Phượt không chỉ để chinh phục và khám phá của bản thân... mà phượt còn là cơ hội để bạn làm cây cầu nối giữa đồng bằng lên vùng cao, cũng là dịp để sẻ chia khi mang chút niềm vui đến cho người khác. Khi người vui, lòng bạn chắc chắn cũng sẽ vui đấy!
Phượt Việt

COMMENTS

Tên

Ảnh,5,ẩm thực,7,Ẩm thực Cần Thơ,1,bán nón bảo hiểm,1,ban sung son,1,bảo tàng Louvre,1,bắn súng,1,bắn súng sơn,1,break,6,bus,1,camping,4,cao nguyên mộc châu,1,Cắm trại,3,Châu Á,10,chia nhóm bắn súng,1,Chọn Đồ,2,Chụp ảnh,3,combine,6,dark,4,dia diem du lich gia re,1,du lich,11,du lịch,7,Du lịch,7,du lịch bụi,1,Du lịch Cần Thơ,1,Du lịch Cô Tô,1,du lich hoi an,1,Du lịch miền Tây,1,Du lịch miệt vườn,1,Du lịch Phú Quốc,3,Du lịch Tiền Giang,1,Du lịch TP Hồ Chí Minh,3,du lịch xe máy nam du,1,Du luon,4,dùlượn,2,Đà Lạt,1,Đà nẵng,1,đánh trận giả,1,Đảo,1,đảo nam du,1,Đàotạo,1,đi biển,1,Đi biển,3,đi bui,1,đi bụi nam du,1,đi đảo nam du.,1,Đi Phượt,1,đi phượt sài gòn,1,Địa danh,1,Điểm đến,4,Điểm đến nước ngoài,3,GoPro,1,Hà Nội,6,Hải phòng,1,họcbaydùlượn,1,hot,6,hội an,3,Huế,2,hướn dẫn,1,Hướng dẫn,43,hướng dẫn du lịch,2,Kayaking,1,Kinh nghiệm du lịch,4,Miền tây,1,mộc châu,1,Mucangchai,1,Mỹ Tho,1,nam du - an giang,1,Nam phi,1,Nha trang,1,nhảydù,2,Nhật bản,1,nhóm du lịch phượt,1,nhóm đi chơi,1,nhóm phượt,1,nón bảo hiểm,1,nón chạy xe máy,1,nón đi xe máy,1,nón full face,1,oneleft,6,oneright,8,paragliding,3,Paris,1,phicông,1,Philippines,1,Phuot,14,Phượt,29,phượt bắn súng,1,phượt bụi,1,phượt cam lào,1,phượt nam du,1,phượt xe máy,1,Sapa,1,Shortcodes,1,Singgapo,3,slider,5,Teambuilding,1,tháp Eiffel,1,three,3,Tin tức du lịch,2,TintứcBlog,1,Trung đông,1,two,12,Uncategorized,2,Video,1,Vietnam,17,Xã xì trét,1,Xem cho biết,1,
ltr
item
Phượt bụi, Blog chia sẻ kinh nghiệm đi phượt: Thàng Tín điểm đến ko phải dân phượt nào cũng biết
Thàng Tín điểm đến ko phải dân phượt nào cũng biết
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj3KNpCyS75oZWK2jmPa0QJ58XdHPkgemIYBVY7JLWtnQhel2hRn6WmOh2Jxs_WEKlj6H0Fn9d1uEDe8UwYHIi1ipeZAlfnG_YFPPnaua-WRTAbzA6-Ts2RniDVB4nFVaaO58wL5xJcJrE/s400/RBT+o+xa+Thanh+Tin.JPG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj3KNpCyS75oZWK2jmPa0QJ58XdHPkgemIYBVY7JLWtnQhel2hRn6WmOh2Jxs_WEKlj6H0Fn9d1uEDe8UwYHIi1ipeZAlfnG_YFPPnaua-WRTAbzA6-Ts2RniDVB4nFVaaO58wL5xJcJrE/s72-c/RBT+o+xa+Thanh+Tin.JPG
Phượt bụi, Blog chia sẻ kinh nghiệm đi phượt
https://phuot.baylenvietnam.com/2014/08/thang-tin-iem-en-ko-phai-dan-phuot-nao.html
https://phuot.baylenvietnam.com/
https://phuot.baylenvietnam.com/
https://phuot.baylenvietnam.com/2014/08/thang-tin-iem-en-ko-phai-dan-phuot-nao.html
true
6272882760442074831
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content